Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

1. Phương trình phản ứng hóa học          

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.

Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm CH3CHO (Andehit axetic) (trạng thái: dd) (màu sắc: không màu), Cu (đồng) (trạng thái: rắn) (màu sắc: đỏ), H2O (nước) (trạng thái: lỏng) (màu sắc: không màu), được sinh ra

Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia C2H5OH (rượu etylic) (trạng thái: dd) (màu sắc: không màu), CuO (Đồng (II) oxit) (trạng thái: rắn), biến mất.

3. Điều kiện phản ứng

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

a. Bản chất của C2H5OH (Ancol etylic)

- Trong phản ứng trên C2H5OH là chất khử.

b. Bản chất của CuO (Đồng oxit)

- Trong phản ứng trên CuO là chất oxi hoá.

- CuO có đầy đủ tính chất hoá học của một oxit bazo và dễ bị khử về Cu.

5. Tính chất hóa học

Rượu etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng tạo ra ngọn lửa có màu xanh và tỏa nhiều nhiệt.

Rượu etylic tác dụng được với natri kim loại giải phóng khí hidro.

Rượu etylic tác dụng với axit axetic tạo thành etyl axetat trong môi trường H2SO4 đặc, đun nóng. Đây là một este có mùi thơm, ít tan trong nước và thường được ứng dụng làm dung môi trong công nghiệp.

5.2. Tính chất hóa học của CuO

- Có đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ.

- Dễ bị khử về kim loại đồng.

a. Tác dụng với axít

b. Tác dụng với oxit axit

c. Tác dụng với các chất khử mạnh: H2, C, CO...

6. Cách thực hiện phản ứng

- Cho C2H5OH tác dụng với CuO.

7. Bạn có biết

- Hiện tại chúng tôi không có thêm bất kỳ thông tin nào thêm về phương trình này.

8. Bài tập liên quan

Câu 1: Cho các nhận định sau:

(a) Axit axetic có khả năng phản ứng được với ancol metylic, metylamin và Mg kim loại.

(b) Độ pH của glyxin nhỏ hơn đimetylamin.

(c) Dung dịch metylamin và axit glutamic đều làm hồng dung dịch phenoltalein.

(d) CH5N có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn CH4O.

Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

(a) Đúng:

CH3COOH + CH3OH  ⇄ CH3COOCH3 + H2O (xt: H2SO4 đặc, to)

CH3COOH + CH3NH2 → CH3COOH3NCH3

2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

(b) Đúng vì Glyxin có pH = 7 và metylamin có pH > 7.

(c) Sai vì Glu có pH < 7 nên không làm đổi màu phenolphtalein.

(d) Sai vì đều có 1 đồng phân cấu tạo (CH3NH2và CH3OH).

⇒ (a) và (b ) đúng

Câu 2. Hợp chất A chứa C, H, O có M < 90 đvC. A tham gia phản ứng tráng bạc và có thể tác dụng với H2 (xt, Ni) sinh ra ancol chứa C bậc IV trong phân tử. Công thức của A là

A. (CH3)2CHCHO.

B. (CH3)2CH-CH2CHO.

C. (CH3)3C-CH2CHO.

D. (CH3)3CCHO.

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

A có khả năng tráng bạc => A chứa gốc –CHO

Ancol chứa C bậc IV => có dạng (CH3)3C-R-CHO

Vì M < 90 => 57 + R + 29 < 90 => R = 0

Vậy kết luận  A có công thức hóa học là (CH3)3CCHO.

Câu 3. Các các nhận định dưới đây

(a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.

(d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.

(e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

(f) Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-.

(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.

Số nhận định đúng là

A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 4. Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. CH3CH2OH.

B. CH3COOH.

C. CH3CHO.

D. CH3CH3.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 5. Nhỏ từ từ dung dịch axit axetic vào cốc đựng một mẩu đá vôi thấy:

A. Mẩu đá vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, không thấy có khí thoát ra.

B. mẩu đó vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, thấy có khí không màu thoát ra.

C. Mẩu đá vôi tan dần, thấy có khí màu lục nhạt thoát ra.

D. mẩu đá vôi không thay đổi do axit axetic yếu hơn axit cacbonic

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 6. Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là

A. CH3COOH.

B. HCOOH.

C. C2H5COOH.

D. C3H7COOH.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

mNaOH = 200.(2,24/100) = 4,48 (g) => nNaOH = 0,112 mol

nY = nNaOH = 0,112 mol => MY = 6,72:0,112 = 60 (CH3COOH)

Câu 7. C2H5OH tác dụng với CuO ở điều kiện thích hợp thu được chất nào sau đây?

A. HCOOH

B. C2H4

C. HCHO

D. CH3CHO

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Phản ứng oxi hóa ancol bậc 1 tạo andehit: CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

Câu 8. Cho 3,3 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3loãng, thoát ra 1,12 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3CHO.

B. HCHO.

C. CH3CH2CHO.

D. CH2=CHCHO.

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: nAg = 3nNO= 0,15 mol

Trường hợp 1: 1 anđehit tạo ra 4Ag

→ nX = 0,075mo → MX = 88

không có công thức nào thỏa mãn.

Trường hợp 2: 1 anđehit  tạo ra 2 Ag

→ nX = 0,15mol → MX = 44g (CH3CHO)

Câu 9. Cho 20,5 gam hỗn hợp X gồm rượu etylic và axit axetic tác dụng hết với natri dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Tính thành phần % khối lượng rượu etylic và axit axetic trong hỗn hợp X

A. 56,1% và 43,9%

B. 43,9% và  56,1%

C. 46,1% và 53.9%

D. 53.9% và  46,1%

Lời giải:

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi số mol rượu etylic và axit axetic trong X lần lượt là x và y (mol).

+ mX = 46x + 60y = 20,5 (1)

Phương trình hóa học:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

x → 0,5x (mol)

2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2

y → 0,5y (mol)

Theo phương trình hóa học ⟹ nH2 = 0,5x + 0,5y = 0,2 (2)

Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,25 và y = 0,15.

mC2H5OH= 0,25.46 = 11,5(g) => %C2H5OH = (11,5/20,5).100 = 56,1%

%CH3COOH = 100% - 56,1% =  43,9%