Quy tắc viết đúng chính tả
Chú trọng hay trú trọng là đúng chính tả? Hai cặp từ này dù phát âm khá giống nhau nhưng chỉ có một trong hai từ là đúng trong mỗi cặp. Sau đây là cách phân biệt cho các bạn tham khảo.
Chú trọng là gì?
Chú trọng là một động từ đúng, nó chỉ về sự quan tâm đặc biệt, chú ý đến một sự vật, sự việc hơn những sự vật, sự việc khác.
“Chú” có trong từ chú ý, chú tâm.
“Trọng” trong từ quan trọng, trọng điểm, trọng tâm… thể hiện sự đặc biệt cần chú ý, tập trung hơn những thứ khác, việc khác.
Ví dụ:
Thầy cô giáo rất chú trọng công tác giảng dạy, đào tạo thế hệ học sinh vừa tài giỏi vừa có đạo đức tốt.
Bảo vệ môi trường đang ngày càng được các quốc gia trên thế giới chú trọng và triển khai.
Nhà nước luôn chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Trú trọng là gì?
“Trú” ở đây chỉ về hành động ở, cư ngụ, tại một địa điểm nào đó có thể là tạm thời hoặc lâu dài, tùy vào từ kết hợp với nó. Ví dụ như: “trú mưa” - trú tạm thời tại một nơi nào đó để tránh cơn mưa, khi hết mưa sẽ đi khỏi; “cư trú” - sống tại một ngôi nhà, một nơi nào đó trong một khoảng thời gian dài hơn.
Tuy nhiên, khi kết hợp với từ “trọng” trở thành “trú trọng” thì nó lại trở thành một từ không có nghĩa nhé các bạn. Có lẽ trường hợp này có lẽ có rất nhiều bạn sử dụng đúng
phải không nào. Vì hai phụ âm đầu “ch” và “tr” rất nhiều vùng, miền ở Việt Nam phát âm không quá gây nhầm lẫn nên chúng ta cũng khá dễ phân biệt khi giao tiếp, trò chuyện với nhau.
Chú trọng hay chú trọng là đúng?
Vậy là chúng ta đã nhận biết được từ nào là đúng trong những từ ở trên. Từ được dùng đúng là: “chú trọng”; từ còn lại sai chính tả là: “trú trọng”. Chúng ta hãy luôn cẩn thận và chú ý trong chính tả và cách dùng từ để thể hiện tác phong chuyên nghiệp, nghiêm túc trong công việc và học tập.
Ngoài ra đó cũng chính là cách chúng ta tôn trọng và bảo tồn ngôn ngữ Tiếng Việt thiêng liêng của dân tộc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này cùng chúng tôi.
Nguyên nhân gây sự nhầm lẫn giữa trú trọng hay chú trọng
Hiện nay không ít người rất khó phát âm giữa “tr” và “ch” dẫn đến việc khi viết cũng bị viết sai theo cách phát âm.
Để khắc phục tình trạng này chúng ta nên luyện phát âm chuẩn để hạn chế sự sai sót trong quá trình nói cũng như viết
Một số ví dụ về chú trọng và trú trọng
10 ví dụ ngắn sau đây sẽ giúp quý độc giả hiểu thêm được về cách dùng chú trọng hay trú trọng trong quá trình đọc viết:
- Trú trọng công tác => Sai (Đáp án đúng: Chú trọng công tác)
- Chú trọng công tác đào tạo => Đúng
- Bộ môn tiếng Anh ngày càng được chú trọng => Đúng
- Trú trọng chất lượng đầu vào =>Sai (Đáp án đúng: Chú trọng chất lượng đầu vào
- Chú trọng công tác xây dựng Đảng => Đúng
- Trú trọng thực hiện mục tiêu =>Sai (Đáp án đúng: Chú trọng thực hiện mục tiêu
- Trú trọng công tác thanh tra =>Sai (Đáp án đúng: Chú trọng công tác thanh tra
- Chú trọng phát triển nguồn lực sẵn có => Đúng
- Ngành nông nghiệp sạch ngày càng được chú trọng => Đúng
- Cần chú trọng nâng cao chất lượng đời sống => Đúng
Xem thêm:
- "Xúc tích" hay "Súc tích" là đúng chính tả?
- Bổ sung hay bổ xung?
- Xịn sò hay sịn sò là đúng chính tả
- Xài hay Sài? Sơ xài hay sơ sài là đúng chính tả?
- Xì hay Sì? Đen Xì hay Đen Sì mới đúng chính tả
- Giả thiết hay giả thuyết là đúng chính tả?
- “Cảm ơn” hay “cám ơn"
- Nề nếp hay Nền nếp là đúng chính tả