Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới? Cơ sở xác định biên giới quốc gia được căn cứ theo cách nào?

Admin
Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới? Cơ sở xác định biên giới quốc gia Việt Nam được căn cứ theo cách nào? Trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam và khu vực biên giới như thế nào? Có thể hiểu rằng quốc gia là một chủ thể bao gồm những đặc điểm về lãnh thổ có chủ quyền, dân cư sinh sống trên lãnh thổ có chung tư tưởng về lịch sử hình thành và lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng dân cư trên lãnh thổ. Quốc gia là thuật ngữ được sử dụng để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, trong đó những con người sống trên lãnh thổ đó gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau về quyền lợi, văn hóa, tôn giáo… và cùng chịu sự chi phối của chính quyền. Hay ngắn gọn hơn, cũng có thể hiểu, quốc gia là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một nước hay một đất nước. Cho đến thời điểm hiện tại, thì thế giới có 204 quốc gia được chia thành 5 nhóm, cụ thể Nhóm 1: 193 quốc gia được công nhận và là thành viên của Liên Hợp Quốc. Nhóm 2: 2 quốc gia là Palestine và Vatican đang trong quá trình quan sát của Liên Hợp Quốc. (Được công nhận vào 2015) Nhóm 3: 2 vùng lãnh thổ được đông đảo quốc gia công nhận là Kosova (thành viên thứ 111/193) và Đài Loan (thành viên thứ 19/193). Nhóm 4: Một số quốc gia được các nước trên thế giới công nhận nhưng không độc lập về chính quyền như Tây Sahara. Nhóm 5: 06 quốc gia và các vùng lãnh thổ được tuyên bố độc lập nhưng không được thế giới công nhận như Abkhazia, Bắc Síp, Nagorno - Karabakh, Tránnistria và Somaliland.
Cho tôi hỏi: Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới và cơ sở xác định biên giới quốc gia được căn cứ theo cách nào? Câu hỏi của anh Hoàng (Cần Thơ)

Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới?

Có thể hiểu rằng quốc gia là một chủ thể bao gồm những đặc điểm về lãnh thổ có chủ quyền, dân cư sinh sống trên lãnh thổ có chung tư tưởng về lịch sử hình thành và lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng dân cư trên lãnh thổ.

Quốc gia là thuật ngữ được sử dụng để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, trong đó những con người sống trên lãnh thổ đó gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau về quyền lợi, văn hóa, tôn giáo… và cùng chịu sự chi phối của chính quyền.

Hay ngắn gọn hơn, cũng có thể hiểu, quốc gia là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ một nước hay một đất nước.

Cho đến thời điểm hiện tại, có 204 quốc gia trên thế giới được chia thành 5 nhóm, cụ thể:

Nhóm 1: 193 quốc gia được công nhận và là thành viên của Liên Hợp Quốc.

Nhóm 2: 02 quốc gia là Palestine và Vatican đang trong quá trình quan sát của Liên Hợp Quốc. (Được công nhận vào 2015)

Nhóm 3: 02 vùng lãnh thổ được đông đảo quốc gia công nhận là Kosova (thành viên thứ 111/193) và Đài Loan (thành viên thứ 19/193).

Nhóm 4: Một số quốc gia được các nước trên thế giới công nhận nhưng không độc lập về chính quyền như Tây Sahara.

Nhóm 5: 06 quốc gia và các vùng lãnh thổ được tuyên bố độc lập nhưng không được thế giới công nhận như Abkhazia, Bắc Síp, Nagorno - Karabakh, Tránnistria và Somaliland.

Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới? Cơ sở xác định biên giới quốc gia được căn cứ theo cách nào?

Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới? Cơ sở xác định biên giới quốc gia được căn cứ theo cách nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở xác định biên giới quốc gia Việt Nam được căn cứ theo cách nào?

Đầu tiên, theo Điều 3 Nghị định 140/2004/NĐ-CP về biên giới quốc gia cụ thể như sau:

Biên giới quốc gia
1. Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đường quy định ở khoản 1 Điều này gồm biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển.
3. Mặt thẳng đứng quy định ở khoản 1 Điều này gồm mặt thẳng đứng theo biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất và lên vùng trời.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở xác định biên giới quốc gia Việt Nam được căn cứ theo cách sau đây:

- Biên giới quốc gia của Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Đường quy định gồm biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển.

- Mặt thẳng đứng gồm mặt thẳng đứng theo biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất và lên vùng trời.

Trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam và khu vực biên giới như thế nào?

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam và khu vực biên giới cụ thể như sau:

- Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang, chính quyền các cấp và của toàn dân, trực tiếp và thường xuyên là chính quyền, nhân dân khu vực biên giới.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, trách nhiệm tôn trọng đường biên giới quốc gia, nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia;

- Tích cực tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;

- Phối hợp, giúp đỡ Bộ đội biên phòng đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

- Trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Biên giới quốc gia 2003 và các quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.

- Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan, các địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

- Bộ đội hải quân, lực lượng Cảnh sát biển chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ đội biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển.

- Bộ đội phòng không - không quân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên không và phối hợp với Bộ đội biên phòng bảo vệ biên giới quốc gia trên biển.

- Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới có trách nhiệm phối hợp với Bộ đội biên phòng, Bộ đội phòng không - không quân bảo vệ biên giới quốc gia.

- Bộ Quốc phòng quy định phạm vi trách nhiệm cụ thể và quy chế phối hợp giữa các lực lượng thuộc quyền trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Trân trọng!

Admin