Hãy cho biết loại liên kết trong phân tử nước và trong muối ăn

Admin

Với giải Câu hỏi 2 trang 7 Hóa học lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Nhập môn hóa học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 1: Nhập môn hóa học

Câu hỏi 2 trang 7 Hóa học 10Hãy cho biết loại liên kết trong phân tử nước và trong muối ăn

Phương pháp giải:

- Các loại liên kết hóa học là:

   + Liên kết ion: liên kết được hành thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu (thường là giữa kim loại và phi kim)

   + Liên kết cộng hóa trị: liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron dùng chung (thường là giữa các phi kim)

   + Liên kết kim loại: liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do

Lời giải:

- Nước (H2O) tạo bởi các nguyên tử các nguyên tố oxygen (O) và hydrogen (H), đều là các phi kim có độ âm điện không chênh lệch nhau nhiều nên trong phân tử nước có liên kết cộng hóa trị.

Muối ăn (NaCl) tạo bởi kim loại điển hình sodium (Na) và phi kim điển hình chlorine (Cl) nên trong phân tử NaCl có liên kết ion.

Lý thuyết Đối tượng nghiên cứu của hóa học

1. Chất

Tất cả những chất xung quanh ta đều được tạo nên từ các nguyên tử của các nguyên tố hóa học.

Ví dụ: Kim cương được tạo nên từ nguyên tử của nguyên tố carbon (C).

Cấu tạo quyết định đến tính chất vật lí và hóa học của chất.

Ví dụ: Kim cương và than chì đều được tạo nên từ nguyên tử của nguyên tố carbon nhưng kim cương thì cứng, không màu, dẫn điện kém còn than chì lại mềm, màu xám đen và dẫn điện tốt. Điều này được giải thích là do sự khác nhau về cấu tạo của than chì và kim cương.

Hình 1.2. Cấu trúc của kim cương và than chì

- Hiểu biết về cấu tạo hóa học góp phần dự đoán và giải thích tính chất của các chất.

2. Sự biến đổi của chất

- Hóa học nghiên cứu về các phản ứng xảy ra trong tự nhiên, chẳng hạn như trong khí quyển, trong các nguồn nước, trong cơ thể động vật và thực vật, trong sản xuất hóa học, ...

Ví dụ: Sắt bị gỉ do tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.

Hình 1.3. Thanh sắt bị gỉ do tiếp xúc với không khí ẩm

Xem thêm lời giải bài tập Hóa Học 10 Cánh diểu hay, chi tiết khác: