Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc vào tháng 10/1954 trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Tác phẩm bao gồm 150 câu thơ theo thể lục bát truyền thống được phát triển theo một cách sáng tạo và độc đáo. Dưới đây là bài viết về hoàn cảnh ra đời, hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
1. Giới thiệu đôi nét về bài thơ Việt Bắc :
1.1. Giá trị nội dung:
- Bài thơ “
Việt Bắc ” vừa là khúc hùng ca vừa là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến về cả những con người kháng chiến. Bài thơ đã thể hiện sự gắn bó sâu đậm, nghĩa tình sâu nặng với nhân dân, với đất nước trong niềm tự hào của cả dân tộc. - Qua tiếng lòng của nhà thơ Tố Hữu, Việt Bắc chính là khúc ca ân tình chung sâu sắc của những con người cách mạng, những con người kháng chiến và cả dân tộc. Đồng thời, bài thơ còn là khúc âm hưởng hùng ca hào hùng, vang dội, góp phần đưa người đọc về với thời kì lịch sử trọng đại của cả dân tộc.
1.2. Giá trị nghệ thuật:
- Hai đại từ “mình” và “ta” được sử dụng một cách sáng tạo kết hợp với lối đối đáp giao duyên có trong dân ca, góp phần thể hiện tình cảm cách mạng.
- Tính dân tộc qua bài thơ được thể hiện đậm đà, sâu sắc:
+ Thể thơ lục bát truyền thống được sử dụng thành công.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh vô cùng quen thuộc, giản dị, gần gũi và mang đậm màu sắc dân gian.
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng một cách tài hoa: điệp từ, so sánh, liệt kê, ẩn dụ tượng trưng…
+ Nhịp thơ ngân vang, uyển chuyển, thay đổi linh hoạt giọng điệu.
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giành thắng lợi vào tháng 7/5/1954. Đến tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, lập lại hoà bình ở 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), mở ra một trang sử mới cho toàn dân tộc.
- Vào tháng 10 năm 1954, từ căn cứ miền núi những người kháng chiến trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời khỏi chiến khu Việt bắc trở về lại với thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện trọng đại có tính thời sự lịch sử đó, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
3. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
- Sau khi giành chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vào 7/5/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, lập lại hoà bình, đã mở ra cho đất nước một trang sử mới và một giai đoạn mới của cách mạng nước ta. Tháng 10 năm 1954, cơ quan của Trung ương Đảng, Chính phủ đã trở về Hà Nộ, rời khỏi chiến khu Việt Bắc nơi nuôi dưỡng, che chở cho cách mạng nước ta trong suốt những năm tháng kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp.
- Cuộc sống có tính bước ngoặt thay đổi từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, từ vùng rừng núi trở về chốn thành thị. Nơi những con người cùng nhau đồng cam cộng khổ, với những con người cùng “chia sẻ ngọt bùi” với biết bao những lưu luyến ân tình với chốn Việt Bắc. Người rời khỏi không khỏi nhớ thương, bâng khuâng; người ở lại không khỏi bùi ngùi, trống trải.
- Nhân thời điểm sự kiện có tính lịch sử ấy, vào tháng 10/1954, Tố Hữu là một cán bộ Đảng, là một nhà thơ lớn cách mạng đã sáng tác ra bài thơ “Việt Bắc”. Bài thơ “Việt Bắc” đã vinh dự làm tên chung cho cả tập thơ “Việt Bắc”, đây là một tác phẩm vô cùng xuất sắc, là đỉnh cao trong thơ Tố Hữu, trong thơ ca cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
4. Các bài viết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Việt Bắc hay nhất:
Mẫu 1:
- Việt Bắc là nơi quê hương cách mạng, là nơi có hang Pắc Bó mà sau bao nhiêu năm ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân đầu tiên khi Người trở về với Tổ quốc vào tháng 2/1941, là nơi Mặt trận Việt Minh đã thành lập dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ và Trung ương Đảng, chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tiến đến cuộc Cách mạng Tháng Tám giành được thắng lợi. Việt Bắc cũng là nơi đội Tuyên truyền giải phóng quân được hình thành (Quân đội nhân dân Việt Nam), là nơi 9 năm trường kỳ kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ, chống thực dân Pháp.
- Sau trận chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, ngày 21/7/1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, chấm dứt ách thống trị hàng thế kỷ của thực dân Pháp, bước phát triển mới mở ra cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia. Đến tháng 10 năm 1954, Chính phủ và các cơ quan trung ương Đảng rời Việt Bắc chuyển về thủ đô Hà Nội, các cán bộ kháng chiến cũng trở về miền xuôi. Sự lưu luyến buâng khuâng, bịn rịn, bùi ngùi đầy ân tình giữa con người Việt Bắc và cảnh vật đối với những người cán bộ trở về miền xuôi trong giờ phút chia ly ấy chính là niềm cảm xúc trực tiếp góp phần giúp cho Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc” và in trong tập thơ cùng tên.
Mẫu 2:
- Việt Bắc là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Tố Hữu, bài thơ là điển hình cho phong cách chính trị trữ tình của nhà thơ. Bài thơ “Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10 năm 1954, đây là mốc lịch sử đặc biệt quan trọng đánh dấu sự thắng lợi của Đảng và nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Việt Bắc trong bài thơ được nhắc đến không chỉ là một vùng đất ở trên lãnh thổ Việt Nam mà đó còn là quê hương của những con người cách mạng. Việt Bắc là vùng chiến khu có vị trí chiếc lược, ý nghĩa quân sự, chính trị đặc biệt, bởi nơi đây Bác Hồ và Trung ương Đảng đã thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng, vũ trang cho cuộc tổng khởi nghĩa đi đến thành công Cách mạng tháng Tám.
- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lẫy lừng năm châu, trấn động địa cầu” đỉnh cao chói lọi được ghi vào trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc; miền Bắc đã được hoàn hoàn giải phóng, Đảng, tháng 10 năm 1954 Chính phủ, trung ương Đảng và những người kháng chiến đã chia tay nơi chiến khu Việt Bắc, chia tay những người dân Việt Bắc để trở về với thủ đô. Vấn đề đặt ra ở đây, là khi trở về miền xuôi, khi phải sống trong hoàn cảnh mới liệu rằng những người kháng chiến, những người cách mạng còn nhớ về ân tình sâu nặng đã từng có với vùng đất và con người nơi chiến khu Việt Bắc không. Để trả lời cho câu hỏi này, bài thơ “Việt Bắc” đã được ra đời. Tác phẩm đã thể hiện tình cảm thủy chung, chân thành của những người kháng chiến đối với chiến khu Việt Bắc.
- Như vậy, bài thơ “Việt Bắc” ra đời trong hoàn cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt, qua đó có thể thấy được những cảm xúc, rung động, tình cảm chân thành của Tố Hữu và đó cũng chính là những tình cảm, cảm xúc của những người cách mạng, những người kháng chiến đối với vùng chiến khu Việt Bắc.
Mẫu 3:
- Nhà thơ Tố Hữu là ngọn cờ đầu trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, từng chặng đường thơ ca của Tố Hữu đều thể hiện những cảm xúc chân thành trước các sự kiện có tính chất lịch sử, chính trị, thể hiện từng bước chuyển mình đấu tranh của Đảng và nhân dân. Bài thơ “Việt Bắc” là tác phẩm đặc sắc bậc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu, thể hiện tình cảm chân thành, thủy chung giữa người kháng chiến đối với chiến khu Việt Bắc.
- Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào tháng 10/1954, đó là một dấu mốc lịch sử vô cùng đặc biệt đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng và nhân dân miền Nam giành được thắng lợi vẻ vang.
- Dấu mốc lịch sử là hiệp định Giơ-ne-vơ (hiệp định đình chiến) được ký kết vào ngày 21/7/1954, sau 75 ngày đàm phán giữa các nước tại thành phố Geneve (Thụy Sĩ). Hiệp định có nội dung tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân và lập lại hoà bình ở 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Đến tháng 10 cùng năm, Bác Hồ cùng Chính phủ và trung ương của Đảng, những người kháng chiến rời chiến khu kháng chiến Việt Bắc để trở về thủ đô Hà Nội. Bài thơ “Việt Bắc” được nhà thơ Tố Hữu sáng tác nhân sự kiện có tính chất lịch sử trọng đại đó.
- Bài thơ đã tái hiện lại cho người đọc về giai đoạn lịch sử đầy gian khổ, khó khăn nhưng cũng tràn đầy hào hùng vẻ vang của dân tộc; đồng thời ca ngợi sự gắn bó ân tình, tình cảm khăng khít, thủy chung giữa những cán bộ cách mạng đối với người dân và chiến khu kháng chiến Việt Bắc. Qua đó, ca ngợi công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng cách mạng đã chiếu sáng đường lối cho toàn dân tộc ta đi đến được thắng lợi vô cùng vẻ vang và đầy tự hào; niềm hi vọng, sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước khi có sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ và của Đảng nước ta.
THAM KHẢO THÊM:
- Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu chọn lọc hay nhất
- Tóm tắt bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu ngắn gọn và hay nhất
- Cảm nhận bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu hay nhất