Sóng điện từ là sóng dọc hay sóng ngang

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đều tiếp xúc với các loại sóng được sử dụng cho các thiết bị như điện thoại, vô tuyến, máy móc,… Mỗi loại sóng lại có những đặc điểm và ứng dụng khác nhau. Hôm nay Techway sẽ cùng các bạn đi sâu vào sóng điện từ nhé.

Sóng điện từ là gì ?

Sóng điện từ hay còn được gọi với cái tên bức xạ điện từ chính là sự kết hợp của dao động hiện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian. Khi lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng, thông tin và động lượng. Khi sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng 400 nm và 700nm và có thể nhìn thấy bằng mắt người ta gọi đó chính là ánh sáng.

                        

Các đặc điểm của sóng điện từ

Sóng điện từ lan truyền được trong chân không và trong các điện môi. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không là c = 3.108 m/s. Tốc độ của sóng điện từ trong điện môi thì nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi.

Sóng điện từ là sóng ngang: và luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ.

Sóng điện từ tuân theo các qui luật giao thoa, nhiễu xạ.

Trong quá trình lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng.

Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin vô tuyến nên gọi là các sóng vô tuyến. Người ta chia sóng vô tuyến thành: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài.

3 yếu tố trong sóng điện từ là B, E, v, mà 3 yếu tố này dao động cùng pha với nhau và vecto B vuông góc với vecto E, và cả 2 vecto này đều vuông góc với vecto v ( tức vuông góc với phương truyền sóng). Theo định nghĩa sóng ngang: các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng, ta suy ra được sóng điện từ là sóng ngang.

Xem thêm: máy chấm công giá rẻ