Trắc nghiệm địa lí 10 kết nối bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa

Admin

1. NHẬN BIẾT (22 câu)

Câu 1: Đại dương nào sau đây không có vành đai động đất chạy qua?

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương,

C. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 2: Vành đai động đất lớn nhất chạy dọc bờ của

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương,

c. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 3: Vành đai núi lửa lớn nhất chạy dọc bờ của

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương,

C. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 4: Dãy núi trẻ lớn nhất chạy dọc theo phía Tây của châu

A. Mĩ. 

B. Á

C. Âu

D. Phi.

Câu 5: Núi lửa và động đất tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?

A. Đông và Đông Nam châu Á.

B. Nam Á và Tây Nam châu Á.

C. Phía tây Bắc Mĩ và Nam Mĩ.

D. Phía đông châu Á và Bắc Phi.

Câu 6: Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường không phải là nơi có các

A. Vành đai núi lửa.

B. Vành đai động đất.

c. Vùng núi trẻ.

D. Vùng núi già.

Câu 7: Quá trình bóc mòn là

A. Quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.

B. Quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.

C. Quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí bạn đầu.

D. Quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác

Câu 8: Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc là do

A. Băng hà.

B. Bước chảy trên mặt. 

C. Gió. 

D. Nấm đá.

Câu 9: Núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương,

C. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 10: Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình

A. Phi – o. 

B. Hàm ếch.

C. Hang động các–xtơ.

D. Nấm đá.

Câu 11: Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, các khe rãnh xói mòn, các thung lũng sông suối,.. được gọi là

A. Địa hình thổi mòn.

B. Địa hình khoét mòn.

C. Địa hình mài mòn.

D. Địa hình xâm thực.

Câu 12: Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau

A. Phong hóa – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ.

B. Phong hóa – bồi tụ - bóc mòn – vận chuyển.

C. Phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ.

D. Phong hóa – bóc mòn – bồi tụ - vận chuyển.

Câu 13: Châu lục nào sau đây không tập trung các dãy núi trẻ?

A.Mĩ.

B. Á

C. Âu 

D. Phi.

Câu 14: Nội lực và ngoại lực là hai lực

A. Cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

B. Ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

C. Cùng chiều nhau, làm cho địa hình trái đất ngày càng cao hơn.

D. Đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất

Câu 15: Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên bao nhiêu núi lửa hoạt động?

A. 200.

B. 300.

C. 400.

D. 500.

Câu 16:Vành đai động đất không có ở nơi nào sau đây?

A. Phía tây châu Mỹ.

B. Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

C. Phía tây Thái Bình Dương.

D. Trung tâm châu Phi.

Câu 17: Vành đai núi lửa không có ở nơi nào sau đây?

A. Phía tây châu Mỹ.

B. Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

C. Phía tây Thái Bình Dương.

D. Trung tâm châu Mỹ.

Câu 18 : Các vành đai động đất, núi lửa thường nằm ở

A. trung tâm các mảng kiến tạo.

B. ria các mảng kiến tạo.

C. vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.

D. tất cả mọi nơi.

Câu 19: Tác dạng núi lửa chính trên Trái Đất là?

A.núi lửa lớn và núi lửa nhỏ.

B.núi lửa tắt và núi lửa hoạt động.

C.núi lửa tắt và núi lửa gần tắt.

D.núi lửa đang hoạt động và núi lửa sắp hoạt động.

Câu 20: Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là?

A.vành đai lửa Địa Trung Hải.

B.vành đai lửa Ấn Độ Dương.

C. vành đai lửa Đại Tây Dương.

D.vành đai lửa Thái Bình Dương.

2. THÔNG HIỂU (10 Câu)

Câu 1: Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?

A. lập trạm dự báo động đất.

B. xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao.

C. sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.

D. xây dựng các hệ thống đê điều.

Câu 2: Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện của

A. vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.

B. tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

C. vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.

D. tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Câu 3: Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì?

A. Khí hậu ấm áp

B.Nhiều hồ nước

C. Đất đai màu mỡ.

D. Giàu thủy sản.

Câu 4: Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là

A. mực nước giếng thay đổi.

B. cây cối nghiêng hướng Tây.

C. động vật tìm chỗ trú ẩn.

D. mặt nước có nổi bong bóng.

Câu 5: Phát biểu nào đúng về phong hóa?

A. Phong hóa hóa học là quá trình hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.

B. Phong hóa hóa học phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chúng tới nơi khác.

C. Phong hóa lí học xảy ra mạnh mẽ ở miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm, ẩm.

D. Phong hoá lí học xảy ra mạnh do nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.

Câu 6: Ý kiến đúng về Nội lực và ngoại lực là gì?

A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

B. ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình Trái Đất ngày càng cao hơn.

D. đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Câu 7: Nguyên nhân Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là

A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên

B. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là mặt trời

C. do trái đất luôn tự quay quanh trục của chính nó

D. do trái đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời

Câu 8:  Các hoạt động như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai bởi vì

A. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng.

B. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc lục địa và đại dương.

C. chúng xuất hiện ranh giới các đại dương.

D. sự phân bố xen kẻ của lục địa và đại dương.

Câu 9: Phát biểu đúng về Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.

B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

Câu 10: Phát biểu nào đúng sau đây ?

A. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.

B. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo ra động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.

C. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo ra nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.

D. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo ra mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

3. VẬN DỤNG (5 Câu)

Câu 1: Dựa vào hình 8 và hình 6.2 SGK, cho biết ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất, núi lừa hình thành do sự tiếp xúc của các mảng kiến tạo nào?

A. Mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

B. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin.

C. Mảng Âu - Á, mảng Thái Binh Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

D. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

Câu 2: Dựa vào hình 8 và hình 6.2 SGK, cho biết vành đai động đất, núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo nào?

A. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Na-xca.

B. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Na-xca, mảng Cô-cót, mảng Ca-ri-bê, mảng Thái Bình Dương.

C. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ. mảng Phi, mảng Na-xca, mảng Án Độ - Ô-xtrây-i-a.

D. Mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Âu - Á, mảng Phi-llp-pin, mảng Thái Bình Dương.

Câu 3: Ở nước ta, hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất tại khu vực nào?

A. Vùng núi Tây Bắc

B. Vùng đồng bằng sông Hồng

C. Vùng núi Đông Bắc

D. Tây Nguyên

Câu 4: Quốc gia nào thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?

A.Thái Lan.

B.Việt Nam.

C.Nhật Bản.

D.Anh.

Câu 5: Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Bắc Băng Dương.

4 . VẬN DỤNG CAO (5 Câu)

Câu 1: Những cách đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình được hình thành do quá trình

A. Xâm thực bởi băng hà.

B. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt.

C. Sự vận động nâng lên của địa hình hai bên.

D. Thổi mòn do gió.

Câu 2: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua hiện tượng nào?

A. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa

B. Hiện tượng El Nino

C. Hiện tượng bão lũ

D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất

Câu 3: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, động đất và núi lửa thường tập trung ở

A. giữa đại dương.

B. trung tâm các lục địa.

C. 2 vùng cực.

D. Nơi tiếp xúc của các địa mảng.

Câu 4. Cho biết ở chỗ tiếp xúc giữa 2 địa mảng khi nào hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương, khi nào hình thành núi?

A. Nếu hai mảng địa hình tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.

B. Nếu hai mảng địa hình xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc giữa chúng, đá sẽ bị nén ép, nhô lên thành

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 5: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.

B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

C. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

D. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.